Chỉ số IP là gì? Giải đáp ý nghĩa của từng chữ số IP
Trang chủ Tư vấn Chỉ số IP là gì? Giải đáp ý nghĩa của từng chữ số IP

Chỉ số IP là gì? Giải đáp ý nghĩa của từng chữ số IP

Chỉ số IP là thông tin quan trọng đối với các thiết bị điện tử, đồ gia dụng hoặc các thiết bị chiếu sáng nói chung. Chỉ số IP cung cấp thông tin về khả năng chống nước, chống bụi bẩn, đảm bảo chất lượng của các thiết bị. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số IP trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chỉ số IP là gì? Chỉ số IP chống nước là gì?

1.1 Khái niệm

  • Chỉ số IP là viết tắt của cụm từ “ingress protection” – sự bảo vệ chống xâm nhập hay được gọi là tiêu chuẩn IP.
  • Thông số trên chỉ số IP thể hiện cấp độ của lớp vỏ có khả năng bảo vệ thiết bị bên trong chống lại sự xâm nhập của nước và bụi bẩn.
  • Chỉ số này giúp người dùng có thể tránh được những tác động từ nước và bụi bẩn và thiết bị. Từ đó nâng cao tuổi thọ của đồ dùng.
  • Cấp bảo vệ thường được kí hiệu bằng IP và đi theo sau là 2 con số – số IP.
  • Số IP thể hiện mức độ bảo vệ của lớp vỏ chống lại sự tác động của bụi bẩn, ví dụ như IP66.
Chỉ số IP là gì?
Chỉ số IP là gì?

1.2 Cấu trúc của chỉ số IP

Ký tự thứ nhất

  • Ký tự đầu tiên cho biết mức độ bảo vệ mà lớp vỏ của thiết bị có khả năng chống lại các vật thể rắn như các dụng cụ dao, kép, chất liệu kim loại, … và chống bụi từ môi trường bên ngoài.

Ký tự thứ hai

  • Ký tự thứ hai cho biết khả năng bảo vệ mà lớp vỏ của thiết bị có khả năng tránh khỏi chất lỏng như giọt bắn, ngâm chìm dưới nước, …
Ý nghĩa chỉ số trong tiêu chuẩn IP
Ý nghĩa chỉ số trong tiêu chuẩn IP

2. Ý nghĩa của chỉ số IP

  • Ý nghĩa của chỉ số này là để bảo vệ chống xâm nhập cho các thiết bị điện bởi bụi, nước và các loại vật rắn khác.
  • Nhờ tiêu chuẩn này các thiết bị có thể được xếp hạng mức độ bảo vệ của lớp vỏ thiết bị khỏi sự xâm nhập của bụi và nước.
  • Từ tiêu chuẩn IP này cũng sẽ giúp người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với môi trường lắp đặt và môi trường sử dụng.

Tiêu chuẩn IP thường đi theo sau là 2 con số. Mỗi con số sẽ thể hiện một ý nghĩa khác nhau trong cấp độ bảo vệ của thiết bị.

Chỉ số thứ nhấtBảo vệ xâm nhập của bụiChỉ số thứ haiBảo vệ sự xâm nhập của nước
0Không bảo vệ0Không bảo vệ
1Thiết bị sẽ được bảo vệ khỏi các vật rắn trên 50mm, chẳng hạn như vô tình chạm vào bằng tay1Tránh được sự xâm nhập của các giọt nước rơi từ trên xuống, ví dụ như giọt nước ngưng tụ
2Tránh sự xâm nhập của các vật rắn có kích thước từ 12mm trở lên, ví dụ như ngón tay2Thiết bị sẽ ngăn được các tia nước phun trực tiếp ở góc 15° theo phương thẳng đứng
3Được bảo vệ chống lại các vật rắn trên 2,5mm, ví dụ như dụng cụ và dây điện3Ngăn các tia nước phun trực tiếp vào thiết bị theo phương thẳng đứng ở góc 60°
4Thiết bị không bị ảnh hưởng bởi các vật rắn có kích thước từ 1mm trở lên, ví dụ như dây và đinh4Hạn chế sự xâm nhập không cho phép  từ mọi hướng.
5Thiết bị có khả năng chống lại sự xâm nhập của bụi và cặn bẩn gây hại.5Được bảo vệ chống lại các tia nước áp suất từ mọi hướng không được cho phép xâm nhập
6Được bảo vệ hoàn toàn khỏi bụi6Được bảo vệ hoàn toàn chống lại các tia nước mạnh không được phép xâm nhập vào thiết bị
7Có thể chống lại các tia nước mạnh và không bị nước xâm nhập ở độ sau 1m.
8Có thể ngâm trong nước tới 3m tùy chất liệu cấu tạo.

3. Chỉ số IP theo từng khu vực

Hiện nay, để tiện phân loại cũng như tiện trong việc lựa chọn các thiết bị người ta chia thành các loại chỉ số IP như sau:

3.1 Chỉ số IP trong nhà

  • Chỉ số IP trong nhà là dành cho những thiết bị hoạt động trong môi trường mái che.
  • Thông thường chỉ số IP này thường từ IP20 đến IP54 giúp thiết bị có khả năng chống bụi và chống thấm mức nhẹ.
Chỉ số IP trong nhà
Chỉ số IP trong nhà

3.2 Tiêu chuẩn IP ngoài trời

  • Chỉ số IP ngoài trời là chỉ số chuyên sử dụng cho những sản phẩm điện tử hoạt động trong môi trường ngoài trời.
  • Chỉ số IP phổ biến nhất là IP65, Ip66 hoặc IP67 với khả năng chống bụi tuyệt đối đồng thời có khả năng chống nước tốt.

3.3 Tiêu chuẩn IP dưới nước

  • Chỉ số IP chống nước, chịu nước là chỉ số dành cho các thiết bị điện hoạt động ở dưới nước.
  • Chỉ số IP này là mực chỉ số đạt tối da IP68 có thể chống bụi và chống nước tuyệt tối.
Chỉ số IP chống nước
Tiêu chuẩn IP chống nước IP68

4. 11+ chỉ số IP đèn LED phổ biến hiện nay

Đèn LED là gì? Đèn LED có những chỉ số IP nào? Đây là những câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Và chúng tôi đã tổng hợp những thông tin dưới đây để giúp mọi người trả lời những câu hỏi này.

4.1 Tiêu chuẩn IP20 là gì?

  • IP20 thể hiện khả năng được bảo vệ khỏi sự va chạm của ngón tay và các vật, bụi bẩn có kích thước lớn hơn 12mm.
  • Tuy nhiên, lớp vỏ của thiết bị có chỉ số IP20 không được bảo vệ khỏi chất lỏng.

4.2 Tiêu chuẩn IP21 Protection

  • IP21 được bảo vệ khỏi sự va chạm của ngón tay và các vậy lớn hơn 12mm.
  • IP21 cho khả năng bảo vệ khỏi sự ngưng tụ của nước ở lớp vỏ của thiết bị.

4.3 Tiêu chuẩn IP32 là gì?

  • Chỉ số IP32 thể hiện thiết bị được bảo vệ khỏi các dụng cụ và dây điện lớn hơn 2,5mm
  • Ngoài ra, thiết bị có chỉ số IP32 được bảo vệ khỏi tia nước bắn nhỏ hơn 15° so với phương thẳng đứng.

4.4 Tiêu chuẩn IP40

  • Thiết bị có chỉ số IP40 sẽ được bảo vệ khỏi các công cụ và dây điện với kích thước nhỏ hơn 1mm.
  • Tuy nhiên, thiết bị sẽ không được bảo vệ khỏi chất lỏng

4.5 Tiêu chuẩn IP51

  • Tránh được sự xâm nhập của bụi bẩn.
  • Ngăn ngừa sự ngưng tụ của nước trong thiết bị.

4.6 Tiêu chuẩn IP54 là gì?

  • Tiêu chuẩn IP54 thể hiện khả năng hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn đối với thiết bị.
  • Ngoài ra, thiết bị còn có thể hạn chế được sự xâm nhập của tia nước từ bất kỳ hướng nào.

4.7 Tiêu chuẩn IP56 là gì?

  • Hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn nếu thiết bị có tiêu chuẩn IP56.
  • Ngoài ra, thiết bị không bị biến đổi từ các tia nước áp suất cao từ bất kỳ hướng nào.
Cấp bảo vệ IP56
Cấp bảo vệ IP56

4.8 Tiêu chuẩn IP65

  • Thể hiện khả năng hạn chế sự xâm nhập của bụi một cách hoàn toàn.
  • Được bảo vệ khỏi tia nước áp suất thấp từ bất kỳ hướng nào.
Cấp bảo vệ IP65
Cấp bảo vệ IP65

4.9 Tiêu chuẩn IP66

  • IP66 thể hiện khả năng hạn chế hoàn toàn sự xâm nhập của bụi vào thiết bị
  • Được bảo vệ khỏi tia nước áp suất cao từ bất kỳ hướng nào.

4.10 Tiêu chuẩn IP67

  • Ngăn ngừa sự xâm nhập của bụi tuyệt đối.
  • Ngoài ra, thiết bị có thể tránh được hỏng hóc dù bị ngâm trong nước ở độ sâu từ 15cm đến 1m.

4.11 Tiêu chuẩn chống nước IP68

  • Được bảo vệ khỏi bụi, nước tuyệt đối.
  • Được bảo vệ khỏi hỏng hóc dù ngâm trong thời gian dài với mức áp suất quy định.
Cấp bảo vệ IP68
Cấp bảo vệ IP68

4.12 Tiêu chuẩn IP45 là gì?

  • IP45 là tiêu chuẩn IP45 với khả năng chống bụi ở mức 4/6 và mức chống nước là 5/8.
  • Như vậy thiết bị sẽ có thể chống lại các loại bụi nhỏ và các hạt nước nhỏ tạt từ nhiều phía

Xem thêm các khái niệm khác:

5. Chỉ số IP của đèn là gì? Bao nhiêu là đạt chuẩn? Tiêu chuẩn IP của 9 đèn LED thông dụng nhất

  • Chỉ số IP của đèn cũng chính là các tiêu chuẩn chống nước chống bụi của đèn LED. Đặc biệt đối với những dòng đèn LED được sử dụng ngoài trời thì chỉ số IP rất quan trọng.
  • Tùy vào mỗi loại đè khác nhau sẽ có cấp độ bảo vệ với nhau phù hợp với vị trí lắp đặt.

Cùng xem với các loại đèn pha, đèn LED hiện nay có cấp độ bao nhiêu là chuẩn:

#1 Tiêu chuẩn IP đèn pha LED

  • Đèn pha LED ngoài trời hoạt động ổn định ở môi trường ngoài trời nên chuẩn nó cần đạt được phải có thể chống bụi và chống nước tốt.
  • Chính vì vậy, đèn pha LED thược đạt tiêu chuẩn IP65 hoặc IP66 để có thể chịu được các tác động bên ngoài như gió, bụi, mưa, côn trùng…
Chỉ số IP đèn pha LED
Tiêu chuẩn IP66 cho đèn pha LED

#2 Tiêu chuẩn IP đèn đường LED

  • Đèn đường LED có môi trường hoạt động ở ngoài trời tương tự như đèn pha LED.
  • Chính vì vậy các mẫu đèn này cũng được thiết kế với chuẩn IP66, một số mẫu đèn vẫn được sản xuất với chuẩn IP65.
Chỉ số IP đèn đường LED
Tiêu chuẩn IP65 đèn đường LED

#3 Chỉ số IP đèn LED nhà xưởng

  • Đèn led nhà xưởng được biết đến là thiết bị chiếu sáng trong các nhà xưởng rộng lớn, có mái che và được lắp đặt trên cao.
  • Tiêu chuẩn IP40, IP55 được đánh giá là phù hợp với đèn led nhà xưởng để đảm bảo chất lượng, tuổi thọ của thiết bị.
Chỉ số IP đèn LED nhà xưởng
Tiêu chuẩn IP40 cho đèn LED nhà xưởng

#4 Chỉ số IP đèn dưới nước

  • Đèn dưới nước được biết đến với đặc tính phải ngâm trong nước suốt thời gian hoạt động.
  • Vì vậy, các loại đèn led âm nước bắt buộc phải sở hữu chỉ số IP cao nhất là IP68 – chỉ số có thể chống bụi và chống nước tuyệt đối.
Chỉ số IP đèn LED dưới nước
Tiêu chuẩn IP đèn LED dưới nước IP68

#5 Tiêu chuẩn IP đèn âm trần

  • Đèn LED âm trần là mẫu đèn LED trong nhà chính vì vậy sẽ có mức chỉ số IP dành cho môi trường có mái che.
  • Thông thường IP của đèn là IP40. Tuy nhiên một số dòng đèn có khả năng chống thấm nước sẽ có mức IP54 hoặc IP65.
Chỉ số IP đèn âm trần
Tiêu chuẩn IP đèn âm trần

#6 Tiêu chuẩn IP đèn tuýp LED

  • Chỉ số IP của đèn tuýp LED thông thường là IP40 đảm bảo chống bụi tốt và không có khả năng chống nước.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp đèn được thiết kế thêm lớp vỏ ngoài sẽ giúp nâng  IP của đèn lên IP54 để chống thấm nước.
Chỉ số IP đèn tuýp LED IP40
Tiêu chuẩn IP đèn tuýp LED IP40

#7 Chỉ số IP đèn âm sàn

  • Đèn LED âm sàn là thiết bị hoạt động ngoài trời và được chôn dưới đất. Chính vì vậy chỉ số IP của đèn khá cao để có thể chống nước nước ẩm trong lòng đật.
  • Hiện nay, các mẫu đèn LED âm sàn đều đạt IP67 để đảm bảo chống bụi và chống nước tốt.

#8 Tiêu chuẩn IP đèn chiếu cây

  • Đèn LED chiếu cây được thiết kế với tiêu chuẩn iP67 để đảm bảo chống nước cũng như chống bụi tốt.
  • Nhờ đó đèn có thể hoạt động trong  môi trường hòn non bộ ẩm ướt hoặc các hang động…
Tiêu chuẩn IP đèn chiếu cây
Tiêu chuẩn IP đèn chiếu cây IP67

#9 Tiêu chuẩn IP đèn LED dây

  • Đèn LED dây có 3 loại gồm đèn LED dây trong nhà, ngoài trời và đèn LED dây dưới nước.
  • Đèn LED dây trong nhà có IP 54, đèn LED dây ngoài trời có tiêu chuẩn IP65 và đèn LED dây dưới nước IP68.
Tiêu chuẩn IP đèn LED dây
Tiêu chuẩn IP đèn LED dây IP54

Xem thêm bài viết: LED COB là gì? 10 thông tin tổng hợp chi tiết về chip COB

6. Ứng dụng tiêu chuẩn IP trong đời sống

Hệ thống đèn chiếu sáng 

  • Chỉ số IP được ghi trực tiếp lên hộp bán các loại đèn LED và tiêu chuẩn này là cần thiết bởi có những dòng đèn chuyền dung trong môi trường bụi bẩn thì cần tiêu chuẩn càng cao.
  • Một số dòng đèn như đèn năng lượng mặt trời, đèn pha, đèn công nghiệp nhà xưởng, đèn phòng xông hơi, phòng ướp lạnh, …

Các dòng điên thoại thông minh

  • Các thiết bị điện thoại thông minh ngày này cũng áp dụng tiêu chuẩn này. Không chị vậy, đối với người dùng tiêu chuẩn chống nước rất được đề cao.

Các mẫu đồng hồ đeo tay

  • Cũng giống với điện thoại những chiếc đồng hồ cũng được trang bị cấp độ tiêu chuẩn tương đương khi tay thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc mồ hôi. Cấp độ bảo vệ sẽ giúp nâng cao tuổi thọ và giảm tác động của các tác động trên.

6. Cách để xác định chỉ số IP

 

  • Kiểm Tra Hướng Dẫn Sử Dụng hoặc Thông Số Kỹ Thuật: Trong hướng dẫn sử dụng hoặc thông số kỹ thuật của sản phẩm, bạn thường sẽ tìm thấy thông tin về chỉ số IP.
  • Kiểm Tra Trực Tiếp Trên Sản Phẩm:Sản phẩm có thể có tem hoặc nhãn chứa thông tin về chỉ số IP. Hãy kiểm tra kỹ trên bề mặt sản phẩm.
  • Tra Cứu Trên Trang Web của Nhà Sản Xuất: Trang web của nhà sản xuất thường cung cấp thông tin chi tiết về chỉ số IP của sản phẩm.
  • Liên Hệ Nhà Phân Phối hoặc Nhà Bán Lẻ: Nếu bạn không tìm thấy thông tin, bạn có thể liên hệ với nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ để đảm bảo và có thông tin chi tiết hơn.

7. Một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn với chỉ số IP cần biết

Ngoài tiêu chuẩn IP có rất nhiều những khái niệm khác rất dễ gây nhầm lẫn. Chúng tôi đã tổng hợp dưới đây để giúp mọi người không bị nhầm.

7.1 Chỉ số IQ là gi?

  • Chỉ số IQ là gì? Đây là chỉ số có phát âm gần giống với chỉ số IP tuy nhiên nó không phải cùng 1 khái niệm.
  • Chỉ số IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số thông minh của con người. Khái niệm này xuất phát từ nhà khoa học Francis Galton từ cuối thế kỉ 19.

7.2 Chỉ số BMI

  • Chỉ số BMI cũng có cách phát âm gần giống và dễ gây hiểu lầm với chỉ số IP.
  • Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối lượng cơ thể, cũng gọi là chỉ số trọng lượng.
  • Chỉ số này thường được dùng để đánh giá người gây hay béo.

7.3 Địa chỉ IP

Ngoài hai chỉ số trên còn 1 khái niệm khác trùng chữ IP và cũng được gọi là số IP nên rất dễ nhầm đó là Địa chỉ IP.

7.4 IP là gì? Địa chỉ mạng là gì?

  • Ip là gì? Địa chỉ mạng là gì? Hai khá niệm này thực tế là 1. Địa chỉ IP hay được gọi đầy đủ là địa chỉ mang.
  • IP được viết tắt từ Internet Protocol là 1 dãy số định dạng chi một phần cứng mạng. Các thiết bị sẽ sử dụng địa chỉ IP để giao tiếp với nhau qua các hệ thống mangj như Internet, mạng LAN hay mạng WAN.
  • Địa chỉ IP được lưu hành trong mạng dưới dạng các dãy số và giống như dịa chỉ nhà rieng của các thiết bị.

7.5 Các lớp địa chỉ IP

  • Các lớp địa chỉ IP lá các lớp được phân loại các giá trị của địa chỉ IP.
  • Hiện nay địa chỉ IP có 5 lớp là A, B,C, D và E.
  • Tuy nhiên chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến A, B, C còn D, E là nhóm dùng cho hoạt động nghiên cứu nên chúng ta ít nhắc tới.

7.6 TCP/IP là gì?

  • TCP/IP là gì? Đây chính là bộ giao thức TCP/IP hay còn được gọi là bộ giao thức internet.
  • Là một mô hình khái niệm và một tập hợp các giao thông thức truyền thôn dùng trong mạng internet cung như các hệ thống máy tính tương tự.
  • Tên gọi này cũng được bắt nguồn từ hai giao thức nên tảng là TCP và IP.

7.7 IPV4 là gì? Đia chỉ IPV4

  • IPV4 là gì? IPV4 hay địa chỉ IPV4 là khái biện về giao thức internet phiên bản 4.
  • Đây là phiên bản thứ tư trong quá trình phát triển các giao thức trên mạng.
  • Và đây cũng là bộ giao thông được sử dụng rộng rãi nhất.

Chỉ số IP là thông tin quan trọng để người tiêu dùng có thể xác định được chất lượng sản phẩm. Với các thiết bị đèn chiếu sáng, chỉ số IP rất quan trọng để bạn có thể chọn được một mẫu đèn phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận