Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường theo tiêu chuẩn MỚI 2023
Trang chủ Tư vấn Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường theo tiêu chuẩn MỚI 2023

Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường theo tiêu chuẩn MỚI 2023

Trong quá trình lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng, vấn đề khiến cho đội ngũ kỹ thuật thắc mắc nhiều nhất là khoảng cách giữa 2 cột đèn đường. Khoảng cách này bao nhiêu mét là hợp lý? Tiêu chuẩn nào quy định khoảng cách lắp cột đèn? Thông tin chi tiết trong bài viết.

1. Tiêu chuẩn quy định về khoảng cách giữa 2 trụ đèn đường

1.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng đường phố

Những quy định về hệ thống chiếu sáng đường phố được quy định tại các văn bản sau:

  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07-7:2016/BXD “Các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trình chiếu sáng. 
  • Tiêu chuẩn TCVN 4400:57 Kỹ thuật chiếu sáng – thuật ngữ và định nghĩa.
  • Tiêu chuẩn 5828: 1984 Đèn chiếu sáng đường phố – Yêu cầu kỹ thuật.
  • Tiêu chuẩn TCXD 104: 1983 Quy phạm thiết kế kỹ thuật đường, đường phố, quảng trường.
  • Tiêu chuẩn TCVN 4086: 1985 Quy phạm an toàn lưới điện trong xây dựng.
  • Tiêu chuẩn TCVN 19:1984 Quy phạm trang bị điện và hệ thống đường dây dẫn điện.
  • Tiêu chuẩn TCVN 4756: 1989 Tiêu chuẩn kỹ thuật về nối đất và nối không các thiết bị điện.

1.2 Tiêu chuẩn móng cột đèn

  • Khung móng cột đèn bao gồm khung móng và cọc tiếp địa. Mỗi loại móng cột có thông số sản xuất khác nhau dựa vào địa hình lắp cột đèn. 
Khung móng dùng cho lắp cột đèn
Khung móng dùng cho lắp cột đèn
  • Một số loại khung móng theo tiêu chuẩn quy định: 
Bu lông móng cột (mm)Chiều sâu khối bê tông (mm)
M16 x 600 1.0 x 0.8
M24 x 7501.0 x 0.8
M24 x 7501.2 x 1.0

2. Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường tốt nhất

2.1 Công thức tính toán khoảng cách cột đèn đường

Công thức để tính khoảng cách lắp cột đèn: e = F/(Etb.l)

Trong đó: 

  • e là khoảng cách giữa 2 cột đèn
  • Etb là độ rọi trung bình theo tiêu chuẩn
  • L là chiều rộng lòng đường
  • F là quang thông của đèn

Trước khi lắp cột đèn, tiến hành tính toán khoảng cách lắp bằng cách áp dụng công thức này theo diện tích lòng đường; thông số đèn. 

2.2 Khoảng cách cột đèn chiếu sáng chung

  • Thông thường khoảng cách giữa 2 trụ đèn đường khoảng từ 25 – 36m. Tùy theo chiều rộng lòng đường, chiều cao cột, công suất đèn mà điều chỉnh khoảng cách phù hợp. 
Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường phổ biến
Khoảng cách giữa 2 cột đèn đường phổ biến
  • Việc lắp cột đèn với khoảng cách phù hợp là cần thiết để tiết kiệm ngân sách quốc gia. 

2.3 Khoảng cách cho đường cao tốc, quốc lộ

  • Đối với những con đường quốc lộ, cao tốc có chiều rộng lòng đường cao thì nên lắp 2 cột đèn cách nhau 33 – 36m.
  • Với khoảng cách này vừa mang lại ánh sáng đảm bảo an toàn giao thông vừa tiết kiệm điện năng. 
  • Ngoài áp dụng cho đường cao tốc, quốc lộ thì khoảng cách này còn phù hợp lắp cột đèn chiếu sáng quảng trường; công viên; khu vui chơi có lối đi rộng. 

2.4 Khoảng cách cho đường ngõ, khu phố, tỉnh lộ

  • Đối với khu dân cư, đường tỉnh lộ, sân vườn, công viên nhỏ,…khoảng cách giữa 2 trụ đèn là 25 – 30m tùy công suất đèn. 
  • Không nên lắp 2 cột quá xa vì sẽ không đủ ánh sáng cho lối đi.

2.5 Khoảng cách giữa 2 trụ điện trung thế

  • Khoảng cách giữa 2 trụ điện trung thế được quy định tại Quy phạm trang bị điện 11-TCN-19-2006; tài liệu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Thông thường đối với dây bọc 24Kv là 300mm; dây trung tính sẽ cách dây pha 900mm. 
  • Để tính chính xác khoảng cách giữa 2 trụ điện này cần dựa vào địa hình, chiều cao cột, công suất đèn. 

2.6 Khoảng cách 2 cột 33 – 36m

Đối với khoảng cách giữa 2 trụ từ 33 – 36m nên chọn chiều cao cột và công suất đèn như sau: 

Chiều cao cộtLoại đèn phù hợpCông suất đèn
Cột đèn 10mđèn đường LED120w – 180w
Cột đèn 11mđèn đường LED180w – 300w
Cột đèn 14mđèn đường LED, đèn pha LED50w – 300w
Cột đèn 17mđèn đường LED, đèn pha LED200w – 500w
Cột đèn 25mđèn pha LED350w – 800w
Cột đèn 30mđèn pha LED400w – 1000w

2.7 Khoảng cách 2 cột 25 – 30m

Đối với khoảng cách giữa 2 trụ từ 25 – 30m nên chọn chiều cao cột và công suất đèn như sau: 

Chiều cao cộtLoại đèn phù hợpCông suất đèn
Cột đèn 4 – 6mđèn đường LED20w – 50w
Cột đèn 7mđèn đường LED30w – 60w
Cột đèn 8mđèn đường LED50w – 100w
Cột đèn 9mđèn đường LED80w – 150w

3. Tầm quan trọng khi lắp đúng khoảng cách 2 trụ đèn đường

3.1 Tăng hiệu quả chiếu sáng và độ phủ sáng

  • Khoảng cách giữa 2 cột đèn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chiếu sáng của đường phố. Nếu khoảng cách lắp quá rộng, độ sáng trung bình sẽ giảm, dẫn đến khó khăn cho người tham gia giao thông nhìn và phát hiện các chướng ngại vật trên đường đi vào ban đêm.

3.2 Đảm bảo an toàn giao thông

  • Ngoài giúp tăng độ phủ sáng đồng đều, khoảng cách lắp đặt giữa các trụ đèn còn giúp đảm bảo tính an toàn cho người tham gia giao thông tại các tuyến đường.
  • Khi khoảng cách giữa các cột đèn quá xa nhau có thể làm mất đi tính liên tục của ánh sáng, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc điều khiển phương tiện và cả cho người đi đường.

3.3 Tiết kiệm điện năng

  • Khi lắp đúng khoảng cách trụ đèn sẽ phần nào làm giảm chi phí điện năng tiêu thụ, sự phân bổ ánh sáng và khoảng cách trụ sẽ giúp đèn bù trừ cho nhau. Khách hàng cũng có thể lắp dòng đèn pha công suất nhỏ mà vẫn đảm bảo nguồn sáng.

Có thể thấy, việc xác định khoảng cách lắp 2 cột đèn là rất quan trọng và cần được tính toán, thực hiện kỹ lượng nhằm đàm bảo an toàn, tối ưu hiệu quả chiếu sáng.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách cột đèn đường

4.1 Chiều cao cột đèn

  • Chiều cao cột đèn ảnh hưởng tới góc chiếu sáng và phạm vi chiếu sáng của đèn. Do đó, kích thước trụ đèn chiếu sáng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới khoảng cách lắp cột. 
  • Cột đèn càng cao thì phạm vi chiếu sáng của đèn sẽ càng rộng. Tuy nhiên, phạm vi chiếu sáng rộng thì ánh sáng sẽ không sắc nét. Do vậy, cột đèn càng cao sẽ phải lắp đèn công suất càng cao. Đây là điều khách cần chú ý khi lựa chọn trụ đèn phù hợp với khu vực chiếu sáng.

4.2 Công suất đèn

  • Công suất đèn càng lớn sẽ có độ tỏa càng rộng. Thường những dòng công suất cao sẽ lắp với cột đèn cao. 
  • Do đó, cột đèn + công suất đèn cao sẽ cần khoảng cách giữa 2 cột đèn xa hơn. 
  • Ngược lại, cột đèn + công suất thấp thì khoảng cách lắp cột sẽ ngắn hơn. 
Đèn đường LED có rất nhiều công suất khác nhau
Đèn đường LED có rất nhiều công suất khác nhau

>> Xem thêm: Bảng báo giá trụ đèn chiếu sáng giá rẻ +99 mẫu hot nhất

4.3 Không gian cần chiếu sáng

  • Không gian chiếu sáng hay còn gọi là địa hình nơi lắp cột đèn cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khoảng cách cột. 
  • Ví dụ: không gian rộng như quảng trường, khu vui chơi, resort, sân vận động, quốc lộ, cao tốc sẽ có khoảng cách lắp cột xa hơn.
  • Không gian nhỏ hẹp như ngõ ngách, khu đô thị sẽ cần khoảng cách lắp đặt cột ngắn hơn.

5. Kinh nghiệm thiết kế khoảng cách

5.1 Sử dụng phần mềm thiết kế

  • Phần mềm thiết kế chiếu sáng đường phố CALCULUX
  • Phần mềm DIALUX
  • Phần mềm Luxinco
  • Phần mềm Visual Lighting

5.2 Tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia

  • Các chuyển gia thiết kế khoảng cách cột đèn đường đã có nhiều năn kinh nghiệm sẽ chia sẻ các bước để bố trí khoảng cách giữa 2 cột đền sao cho phù hợp và đạt hiệu nhất.

6. Giải pháp lắp đặt khoảng cách cột đèn đường chiếu sáng đạt chuẩn

Bên cạnh những yếu tố trên, thì mỗi cách bố trí cột đèn cũng ảnh hưởng tới khoảng cách lắp cột. 

6.1 Bố trí so le 2 bên đường

  • Cách lắp này thường áp dụng cho đường có nhiều cây xanh; chiều rộng lòng đường > 7,5m. 
  • Ưu điểm của cách lắp là đảm bảo ánh sáng cho toàn bộ lòng đường mà không cần tốn quá nhiều cột đèn. 
Bố trí cột đèn so le 2 bên lề đường
Bố trí cột đèn so le 2 bên lề đường
  • Cách lắp cột này phải tính khoảng cách giữa 2 cột theo chiều dọc và khoảng cách giữa 2 cột so le. 

6.2 Bố trí giữa dải phân cách

  • Khi lắp cột đèn ở dải phân cách sẽ có 2 loại: cột đèn đường và cột đèn đế gang trang trí. Do đó, khoảng cách lắp cột đèn sẽ xa hơn những vị trí lắp cột khác.
  • Cách bố trí cột đèn này áp dụng cho những con đường phố chính rộng, có dải phân cách ở giữa đường. 
Cách bố trí cột đèn ở dải phân cách
Cách bố trí cột đèn ở dải phân cách
  • Nên lựa chọn cột đèn sử dụng cần đôi để ánh sáng đèn tỏa ra 2 bên đường, tiết kiệm chi phí cột. 

6.3 Bố trí 1 bên đường

  • Cách bố trí cột đèn 1 bên phù hợp với đường ngõ, khu dân cư có lòng đường nhỏ < 7,5m. 
Khoảng cách bố trí 2 cột đèn đường 1 bên lề
Khoảng cách bố trí 2 cột đèn đường 1 bên lề
  • Khi lắp đặt cột phải tính toán khoảng cách sao cho ánh sáng ở 1 bên đường phải tỏa rộng cho toàn bộ lòng đường. 
  • Cách lắp này không áp dụng cho đường có quá nhiều cây xanh. 

6.4 Bố trí cột 2 bên đường song song

  • Đây là cách lắp cột đèn phổ biến hiện nay. Hai cột lắp thẳng hàng song song đối diện nhau. 
Khoảng cách bố trí 2 cột đèn đường đối diện nhau
Khoảng cách bố trí 2 cột đèn đường đối diện nhau
  • Cách bố trí cột đèn 2 bên áp dụng cho khu vực có lòng đường rộng; đường 2 chiều không có dải phân cách. 
  • Phương pháp lắp cột này đảm bảo ánh sáng có độ rọi tối đa; tính thẩm mỹ cao tuy nhiên sẽ hơi tốn kém chi phí. 

7. Nơi bán cột đèn đường chất lượng uy tín, giá tốt

  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị bán cột đèn chiếu sáng đường, sân vườn uy tín.  Một trong số đó phải kể đến công ty đèn pha HLF. 
  • Công ty chuyên sản xuất các loại cột với đủ chiều cao, đáp ứng cho nhu cầu chiếu sáng đường phố; chiếu sáng sân thể thao; công trình ngoài trời,…
  • Cột đèn của công ty HLF được sản xuất từ chất liệu thép SS400; xử lý qua công nghệ mạ kẽm nhúng nóng. Độ bền lên tới 25 – 30 năm khi sử dụng ngoài trời.
  • Bên cạnh cột đèn, công ty còn cung cấp đầy đủ các loại đèn pha dùng cho cột đèn chiếu sáng công cộng. 

Qua phân tích trên có thể thấy để xác định được khoảng cách giữa 2 cột đèn đường cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Việc lắp hệ thống cột đèn cũng đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên có kỹ năng chuyên môn cao. Để đảm bảo cho hệ thống chiếu sáng tối ưu nhất, liên hệ Hotline: 0332599699 để đặt hàng cột đèn và đèn LED chất lượng nhất. 

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận