Độ rọi là gì? Không phải ai cũng hiểu rõ về thông số kỹ thuật này. Do không hiểu rõ nên dẫn đến lắp đặt đèn chiếu sáng quá nhiều hoặc quá ít gây ảnh hưởng đến thị lực người dùng. Bài viết dưới đây sẽ trình bày thật chi tiết về độ rọi.
1. Độ rọi là gì?
1.1 Khái niệm độ rọi
- Độ rọi là đại lượng sử dụng trong trắc quang học dùng để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được.
- Độ rọi là chỉ số biểu hiện quang thông trên một đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng.
- Độ rọi là một tiêu chí trong việc chọn mua các loại đèn để đảm bảo chất lượng ánh sáng phù hợp với không gian chiếu sáng.
1.2 Độ rọi tiêu chuẩn
- Độ rọi tiêu chuẩn là lượng ánh sáng quy định chiếu trên một vùng diện tích làm việc nhất định.
- Độ rọi tiêu chuẩn sẽ đảm bảo đáp ứng đủ ánh sáng cho thị lực con người ở từng diện tích cụ thể.
- Truy cập bài viết: “Độ rọi tiêu chuẩn” để hiểu rõ hơn về khái niệm này.
1.3 Lux là gì?
- Lux là đơn vị dùng để đo độ rọi của ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt diện tích cụ thể.
- Lượng Lumen trên một mét vuông = LUX (1 lux = 1 lumen/).
- Lux được sử dụng để xác định cường độ ánh sáng cần trong một không gian nhất định. Khi đo đạc, người ta thường xác định rõ ràng lux trên mét vuông để điều chỉnh các chức năng sao cho hợp lý.
1.4 Độ rọi trung bình
- Độ rọi trung bình là giá trị độ rọi trung bình được tính thông qua các kết qua đo dộ rọi tại các điểm khác nhau của một khu vực cụ thể.
- Giá trị này được dùng làm giá trị đô rọi đại diện cho nguồn sáng đó trong quá trinh tính toán độ rọi chiếu sáng.
1.5 Độ rọi duy trì
- Khái niệm độ rọi duy trì là mức độ rọi trung bình cho phép mức độ rọi tối thiểu theo tiêu chuẩn QCVN 22:2016/BYT. Kí hiệu của độ rọi duy trì là Em.
- Độ trọi trung bình của một nguồn sáng trên bền mặt quy định sẽ không được phép nhỉ hơn giá trị độ rọi Em.
1.6 Ký hiệu và đơn vị đo độ rọi
- Ký hiệu của độ rọi là E.
- Đơn vị đo độ rọi là lux. Viết tắt là lx.
1.6 Độ rọi tiếng anh là gì?
- Trong tiếng anh độ rọi illuminance.
- Độ rọi trung bình là average illuminance
- Độ rọi duy trì tiếng anh là maintained illuminace
Xem thêm bài viết: Quang thông là gì? Lumen là gì? để tìm hiểu về mối quan hệ của độ rọi với quang thông đèn.
2. Phương pháp đo độ rọi
2.1 Thiết bị đo độ rọi
- Để đo độ rọi nên sử dụng Luxmet có sai số nhỏ để đảm bảo độ chính xác cao (<10%).
- Có độ nhạy phổ phù hợp với quang phổ của nguồn sáng tương ứng.
- Làm việc ở điều kiện khí hậu tương ứng với yêu cầu của Luxmet.
- Có tế bào quang điện và dụng cụ đo đã được kiểm định.
2.2 Cách đo độ rọi
Bước 1. Chuẩn bị đo
- Lựa chọn điểm kiểm tra để đo độ rọi và đánh dấu chúng trên sơ đồ của phòng.
- Điểm đo độ rọi chính là vị trí làm việc để xác định độ rọi đạt tiêu chuẩn.
- Các điểm kiểm tra để đo độ rọi phải được bố trí ở trung tâm phòng, ở cạnh tường, phía dưới đèn, giữa các đèn và giữa dãy của chúng.
- Thực hiện thay bóng đèn bị hỏng, bị cháy, làm sạch hệ thống chiếu sáng trước khi tiến đo độ rọi.
- Đo độ rọi trụ cần có khoảng cách 1.5m từ sàn lên tới trần, cách tường lớn hơn 1m.
- Kiểm tra độ rọi nhiều hơn 5 điểm để đem lại độ chính xác cao nhất.
- Độ rọi cần được đo trên mặt phẳng tương ứng với mặt phẳng quy định hoặc trên bề mặt công tắc của thiết bị để đem lại độ chính xác cao.
Bước 2. Tiến hành đo độ rọi tiêu chuẩn
- Đối với chiếu sáng với mục đích là chiếu sáng sự cố: Tiến hành đo vào lúc tối; tỷ số giữa độ rọi của tự nhiên với độ rọi chiếu sáng x 0 < 0.1.
- Đối với chiếu sáng phân tán người: Độ rọi tự nhiên không được vượt quá 0.1 lux.
Những quy định cần tuân thủ trong quá trình đo:
- Không được để bóng của người đo in trên tế bào của quang điện Luxmet.
- Thực tế, nơi chiếu sáng chỗ làm việc bị che tối bởi vật khác thì vẫn cần tiến hành đo độ rọi.
- Các thiết bị phải được bố trí đúng như lúc làm việc bình thường.
- Những vật nhiễm từ hoặc có từ trường không được phép đặt gần dụng cụ đo vì sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả đo.
- Xác định giá trị điện áp lưới khi bắt đầu đo và kết thúc đo.
- Khi đo độ rọi của nguồn sáng hỗn hợp thì cần thực hiện trình tự đo lần lượt độ rọi của các đèn chung.
- Sau đó, tiến hành đo độ rọi của các đèn chiếu sáng cục bộ ở nơi làm việc. Cuối cùng là đo độ rọi cho đèn điện chiếu sáng chung và đèn chiếu sáng cục bộ.
- Thực hiện 4 phép đo độ rọi theo các phương thẳng đứng trong mặt phẳng vuông góc.
2.3 Xử lý kết quả
Độ rọi của đèn led ( E) = Độ rọi đo được Ed x Chỉ số điện áp (Udd)/Chỉ số điện áp Udd– K (Udd-Utb)
Trong đó:
- E là độ rọi thực tế, kí hiệu lux.
- Ed là độ rọi đo được, lux.
- K là một hệ số, đèn dây tóc là 4, đèn huỳnh quang, đèn cao áp là 2.
- Udđ là chỉ số điện áp, ký hiệu là V.
- U1, U là điện áp lưới tại thời điện bắt đầu và kết thúc đo.
- Như vậy, chỉ số độ rọi bằng tỷ số trung bình giữa các giá trị độ rọi thực tế.
Xem thêm bài viết: Lumen là gì? 7 thông tin tổng hợp A đến Z về lumen
3. Công thức tính độ rọi
- Độ rọi của đèn chiếu sáng được tính bằng công thức: E = Φ/S (đơn vị lux)
- Như vậy, độ rọi = tỉ số giữa (công suất suất đèn x Quang thông x số lượng đèn sử dụng) : diện tích chiếu sáng.
4. Tiêu chuẩn độ rọi của 10 không gian phổ biến
Chọn lựa độ rọi phù hợp với từng không gian sẽ giúp mang đến hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Cụ thể:
4.1 Độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ở dân dụng
Mỗi không gian trong nhà ở lại có một tiêu chuẩn độ rọi khác nhau. Cụ thể:
STT | Khu Vực | Loại Đèn | Màu Sắc A/S | Độ Rọi (lumen/m2) | Mật Độ Công Suất |
1 | Phòng khách/ sinh hoạt | Âm trần/Panel | Vàng/trugn tính | 300-500 | ≤13 |
2 | Phòng Bếp | Tuýp/bulb/ốp trần | Trung tính | 200 – 300 | ≤8 |
3 | Phòng làm việc/học | Âm trần/ Tuýp | Trắng | 300-500 | ≤13 |
4 | Phòng ngủ/ tắm | Âm Trần | Vàng/Trung Tính | 150-200 | ≤7 |
5 | Hành lang | Ốp nổi/ Bulb | Vàng/Trung Tính | 100-150 |
Phòng khách, phòng sinh hoạt chung
- Loại đèn nên sử dụng là mẫu đèn âm trần, ốp trần hoặc panel với ánh sáng vàng hoặc trung tình.
- Độ rọi tiêu chuẩn phù hợp với không gian này là 300lux đến 500lux.
Phòng bếp, phòng nấu ăn
- Nên sử dụng các mẫu đèn như bulb, tuýp, ốp trần ánh sáng trung tính.
- Độ rọi tiêu chuẩn cho không gina này là 200lux – 300lux.
Phòng làm việc, đọc sách, học tập
- Nên sử dụng đèn led âm trần, tuýp LED với ánh trắng.
- Độ rọi phù hợp cho không gian này là 300lux – 500lux.
Phòng ngủ, phòng tắm
- Sử dụng đèn âm trần, ốp trần ánh sáng vàng hoặc trung tính.
- Độ rọi phù hợp là 150lux – 200lux.
Hành lang, cầu thang
- Nên sử dụng các mẫu đèn như ốp nổi, bulb
- Độ rọi cho không gian này là 100lux – 150lux
4.2 Độ rọi tiêu chuẩn trong chiếu sáng công nghiệp
Tại các không gian nhà xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp cũng có các tiêu chuẩn đổ ọi cho từng khu vực. Cụ thể như sau:
Khu vược sản xuất, nhà máy độ rọi phù hợp là 200lux
Khu vực gia công chi tiết máy độ rọi phù hợp là 300lux
Khu vực dây chuyền sản xuất độ rọi cần thiết là 750lux
Khu kiểm tra chất lượng của các sản phẩm độ rọi cần là 500lux
Khu vực nhà khi lưu trữ độ rọi cần thiết đạt 100lux
4.3 Độ rọi tiêu chuẩn trong chiếu sáng đường phố
Chiếu sáng không gian đương phố cung chia độ rọi theo khu vực. Cụ thể:
Hè đường có độ rọi trung bình không nhỏ hơn 5Lx.
Các vùng cửa ô độ rọi trung bình không nhỏ hơn 3Lx
Bãi đỗ xe độ rọi trung bình phải đạt 5Lx
Tại các nút giao thông độ rọi là 200Lx – 400Lx.
Quảng trường, nhà ga, nút giao thông độ rọi trung binh 25Lx – 30Lx
5. Bài tập tính độ rọi cụ thể
- Mỗi không gian chiếu sáng yêu cầu độ rọi khác nhau.
- Ví dụ: Một nhà cần lắp đặt đèn led chiếu sáng cho phòng 125m2, quang thông là 85lm với số lượng đèn là 8, công suất của đèn là 20W.
- Áp dụng công thức, ta được độ rọi của đèn cần lắp đặt là 108.8 lux.
6. Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên
6.1 Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên
- Hiện nay, tiêu chuẩn độ rọi của ánh sáng tự nhiên nằm trong khoảng 32.000 lux – 100.000 lux.
Tiêu chuẩn độ rọi của những nguồn sáng phổ biến:
Nguồn sáng | Độ rọi (lux) |
Ánh sáng mặt trời vào ban ngày | 32000-100000 |
Ánh sáng mặt trời lúc hoàng hôn và bình minh | 400 |
Ánh sáng mặt trăng | 1 |
Ánh sáng từ ngôi sao | 0.00005 |
Ánh sáng văn phòng | 400 |
Các trường quay truyền hình | 1000 |
6.2 Một số mẫu đèn đạt tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên
Để có thể bảo vệ mắt cũng như sức khỏe của người dùng đèn đạt tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên. Và dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số dòng đèn đạt tiêu chuẩn ánh sáng tự nhiên với chất lượng cao như:
- Đèn pha LED chiếu xa: Là mẫu đèn chuyên chiếu sáng sân vận động, sân golf, hắt tường hắt cột… với độ rọi cao.
- Đèn LED chiếu sáng đường phố: Là sản phẩm chuyên dụng chiếu sáng đường phố, đường nội bộ, đường cao tốc …
- Đèn LED tuýp: Đèn LED chiếu sáng trong nhà với ánh sáng tự nhiên, dịu nhẹ, không gây chói mắt..
- Đèn LED nhà xưởng: Dòng đèn chuyên dụng chiếu sáng nhà xưởng, nhà máy…
- …
6.3 So sánh độ rọi của ánh sáng mặt trời, bóng đèn huỳnh quang và đèn LED
- Độ rọi ánh sáng mặt trời thường không cố định do ảnh hưởng của thời tiết như mưa, gió, mây trong ngày. Độ rọi của mặt trời có giao động từ 32000lux đến 100000lux.
- Độ rọi của bóng đèn huỳnh quang thấp nhất do mức sáng của đèn thấp. Độ rọi trung bình của đèn tuy không biến đổi nhưng rất thấp chỉ khoảng 60lux đến 100lux.
- Độ rọi của đèn LED hiện nay là cao nhất, tuy không thể bằng được ánh sáng mặt trời nhưng rất ổn định giao động ở khoảng 100lux đến 500lux. Thâm chí có thể lên tới 750lux.
7. Mối quan hệ giữa độ rọi với cường độ sáng, quang thông và công suất
7.1 Mối quan hệ giữa độ rọi và cường độ sáng LUX
- Cường độ sáng là lượng ánh sáng chiếu vào một đơn vị diện tích.
- Độ rọi và cường độ sáng tỷ lệ thuận với nhau khi diện tích chiếu sáng không đổi.
- Cường độ ánh sáng càng cao thì khả năng tập trung độ rọi càng lớn và ngược lại.
7.2 Phân biệt giữa độ rọi (LUX) và quang thông (Lumen)
- Độ rọi là tổng lượng quang thông chiếu trên một diện tích nhất định. Đơn vị đo là Lumen (lm).
- Để xác định độ rọi, cần biết được tổng quang thông của thiết bị chiếu sáng.
7.3 Mối quan hệ giữa độ rọi và công suất
- Công suất thể hiện năng lượng tiêu thụ điện của thiết bị chiếu sáng trong một thời gian nhất định.
- Hệ số chuyển đổi thể hiện mối quan hệ giữa độ rọi và công suất thay đổi dựa theo nhiệt độ màu và bước sóng của ánh sáng.
8. Các khái niệm khác liên quan độ rọi là gì?
8.1 Quang thông là gì?
- Quang thông là đại lượng trong trắc quang học cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ nguồn sáng.
- Quang thông cũng chính là lượng ánh sáng phát ra từ nguồn sáng theo mọi hướng trong một giây.
- Đơn vị: Lumen (lm).
8.2 Quang hiệu là gì?
- Quang hiệu là hiệu suất phát quang thể hiện khả năng chuyển hóa từ điện năng sang quang năng của thiết bị chiếu sáng.
- Công thức tính: Quang hiệu = (lm/w).
- Quang hiệu càng lớn thì khả năng chiếu sáng càng cao, tiết kiệm điện.
- Hiệu suất phát quang càng cao thì độ rọi càng lớn và ngược lại.
8.3 Rói rọi là gì?
- Rói rọi là gì? Đây là câu hỏi gộp để hỏi vệ độ chói của đèn cũng như độ rọi của đèn.
- Độ chói là đại lượng quang học xác định thông qua cường độ sáng trên 1 đơn vị diện tích theo 1 hương cụ thể.
- Đơn vị của độ chói là cd/m2. Độ chói các cao thì thị lực bị ảnh hưởng sẽ càng lớn, mắt càng dễ trở lên mệt mỏi.
- Độ chói khách hẳn với độ rọi và độ chói cũng có nhưng thông số tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tham khảo độ chói của một số nguồn sáng:
Nguồn sáng | Độ chói (cd/m2) |
Bề mặt mặt trời | 170.000 |
Bề mặt mặt trăng | 2500 |
Bàu trời trong xanh | 1.500 |
Bầu trời xám | 1.000 |
Đèn sợi đốt 100w | 6.000 |
Đèn huỳnh quang 40W | 7.000 |
Giấy trắng với độ rọi 400lux | 80 |
Mặt đường | 1-2 |
Qua bài viết tổng hợp thông tin “Độ rọi là gì?” hi vọng sẽ giúp các khách hàng thiết kế lắp đặt đèn chiếu sáng phù hợp nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ đèn pha LED cao cấp để được tư vấn miễn phí.
Bình luận