Độ sáng của đèn LED là gì? Độ sáng của bóng đèn phụ thuộc vào yếu tố nào? Cách tính độ sáng của đèn LED, xác định độ sáng của bóng đèn LED ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây. Bên cạnh đó bài viết cũng sẽ giúp mọi hiểu hơn về cường độ sáng của đèn LED, đơn vị đo độ sáng của bóng đèn, hệ số sử dụng của đèn LED, quang thông của bóng đèn hay nên dùng đèn LED bao nhiêu watt?
1. Độ sáng đèn LED là gì?
- Độ sáng của đèn LED là khả năng chiếu sáng của đèn khi được lắp đặt trong một không gian nhất định.
- Mỗi một loại đèn sẽ có độ sáng khác nhau phụ vào nhiều yếu tố như công suất hay hiệu suất phát quang hoặc không gian lắp đặt đèn.
- Một số loại đèn cũng bị giảm độ sáng khi gần hết tuổi thọ sử dụng.
- Độ sáng của đèn LED phải phù hợp với diện tích cũng như mục đích chiếu sáng của người sử dụng.
- Độ sáng của đèn LED cũng là một trong những chỉ số nằm trong tiêu chuẩn đèn LED khi lắp đặt đèn.
2. Độ sáng của bóng đèn LED phụ thuộc vào yếu tố nào?
2.1 Hệ số sử dụng của đèn LED
- Mỗi bóng đèn LED đều được quy định rõ ràng về công suất, khả năng tiêu thụ điện năng của chúng.
- Hệ số sử dụng này được ghi rõ bên ngoài vỏ của đèn với các ký hiệu như 15w, 60w, 100w,…
- Công suất đèn lớn không đồng nghĩa với việc chất lượng ánh sáng càng cao. Công suất không ảnh hưởng đến độ sáng của đèn.
- Hệ số sử dụng của đèn LED cũng chỉ rõ hiệu suất phát quang của đèn. Đây là một chỉ số gián tiếp ảnh hưởng đến độ sáng của chúng.
- Hiệu suất chiếu sáng và công suất của đèn tỉ lệ thuận với quang thông. Điều này có nghĩa là hiệu suất càng cao thì quang thông của đèn cũng càng cao.
- Bên cạnh đó hệ số sử dụng của đèn LED càng cao thì điện năng tiêu thụ của đèn LED sẽ càng thấp.
2.2 Quang thông của đèn LED
- Quang thông là tổng lượng ánh sáng mà đèn LED phát ra được theo mọi hướng trong 1 giây chiếu sáng.
- Quang thông cho biết tổng lượng sáng của nguồn sáng đèn LED.
- Quang thông của đèn LED có trị số khác nhau, tùy thuộc vào nguyên lý phát quang và công nghệ chế tạo của đèn.
- Quang thông càng lớn thì đèn càng sáng.
Chọn mua đèn LED cần để ý đến quang thông như thế nào?
- Như đã nói ở trên quang thông là tổng lượng ánh sáng của đèn phát ra, chính vì vậy khi lựa chọn đèn cần chú ý đến chỉ số kỹ thuật này.
- Khi chọn đèn cần chọn đèn có quang thông phù hợp với không gian.
- Đèn có quang thông lớn hơn sẽ sáng hơn và ngược lại. Và để đạt hiệu quả bạn nên tính toán kỹ trước khi mua đèn.
2.3 Cường độ sáng của đèn LED
- Cường độ sáng là đại lượng quang học cơ bản trong hệ đo lường Quốc tế SI. Đơn vị đo là candela (cd).
- Cường độ sáng biểu thị cho năng lượng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng nhất định.
2.4 Góc mở
- Góc mở là góc nằm giữa hai mặt, có cường độ chiếu sáng tối thiểu bằng 50% cường độ sáng mạnh nhất vùng trung tâm.
- Các nguồn sáng tuy giống nhau nhưng góc chiếu khác nhau sẽ cho ra ảnh của vùng sáng khác nhau. Góc chiếu sáng càng lớn (độ tỏa sáng của đèn càng tỏa), cường độ sáng vùng trung tâm càng nhỏ và vùng sáng càng rộng.
2.5 Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện
- Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện của nguồn điện.
- Nếu cường độ dòng điện ổn định thì độ sáng của đèn ổn định và không nhấp nháy.
- Ngược lại nếu cường độ dòng điện không ổn định thì độ sáng của đèn sẽ nhấp nháy.
2.6 Độ rọi đèn LED
- Độ rọi của đèn LED là chỉ số đánh giá mức sáng của đèn mà mắt người cảm nhận được trên một bề mặt được chiếu sáng.
- Độ rọi sẽ có những tiêu chuẩn riêng, mỗi không gian sẽ có độ rọi tiêu chuẩn khác nhau để đảm bảo ánh sáng phù hợp nhất.
- Độ rọi càng lớn thì độ sáng của đèn LED càng lớn.
2.7 Chỉ số hoàn màu
- Chỉ số hoàn màu có đơn vị là Ra, đơn vị thể hiện mức độ trung thực của ánh sáng.
- Chỉ số hoàn màu càng cao thì độ sáng của đèn LED càng lớn.
2.8 Màu ánh sáng
- Màu ánh sáng cũng ảnh hưởng khá lớn đến độ sáng của đèn. Màu ánh sáng sẽ chia theo dải nhiệt độ màu như sau:
- Ánh sáng trắng: 4500K – 6500K
- Ánh sáng trắng ấm: 3500K – 4500K
- Ánh sáng vàng: 2700K – 3500K
- Nhiệt độ màu ánh sáng càng cao thì độ sáng của đèn càng tăng.
3. Đơn vị đo độ sáng của bóng đèn
- Đơn vị đo độ sáng của bóng đèn sẽ rất khó xác định. Bởi hiện nay chưa có bất cứ thông tin nào được công bố liên quan đến vấn đề này.
- Tuy nhiên chúng ta có thể thông qua quang thông (lumen) hoặc cường độ sáng CD
- Truy cập “Lumen là gì?” để hiểu rõ hơn về đơn vị đo ánh sáng này.
4. Điều khiển độ sáng của đèn LED
4.1 Cách điều khiển độ sáng của đèn LED
- Sử dụng tủ điều khiển chiếu sáng để điều chỉnh ánh sáng theo ý muốn của người dùng
- Để điều chỉnh ánh sáng, có thể thay đổi các chỉ số sau: công suất, khoảng cách lắp đặt, độ cao treo đèn,… để đảm bảo phù hợp với không gian.
- Cách làm giảm độ sáng của bóng đèn LED thì chỉ cần hạ mức sáng trong dimmer.
- Đặc biệt, đối với đèn 3 chế độ, có thể sử dụng remote hoặc công tắc trên đèn để điều chỉnh độ sáng như mong muốn.
4.2 Tăng giảm độ sáng đèn LED
- Mỗi chiếc đèn hầu như đều đã quy định một độ sáng nhất định. Việc tăng độ sáng cho đèn đòi hỏi một số can thiệp vào linh kiện của sản phẩm
- Thay thế chip LED với công suất cao hơn.
- Sử dụng bộ chip LED chính hãng, chất lượng cao. Tham khảo một số thương hiệu chip LED nổi bật về chất lượng hiện nay như: chip Cree (Mỹ), chip Nichia (Nhật Bản), chip Samsung (Hàn Quốc),…
- Đấu nối hệ thống đèn thành hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh
- Giảm khoảng cách giữa các đèn hoặc giảm độ cao treo đèn
- Sử dụng đèn LED đúng kỹ thuật: lắp đặt chính xác, an toàn về điện, vệ sinh đèn thường xuyên để đảm bảo độ sạch sẽ, tăng độ sáng cho đèn.
4.3 Bộ điều chỉnh độ sáng đèn LED
Để tăng độ sáng của đèn LED cần có các bộ điều chỉnh độ sáng đèn LED. Một số bộ điều chỉnh độ sáng đèn LED phổ biến như:
- Công tắc điều chỉnh độ sáng đèn LED 12V
- Mạch điều khiển độ sáng đèn dùng Triac
- Mạch điểu chỉnh độ sáng đèn LED 220V
- Mạch điều chỉnh độ sáng đèn 12V
>> Xem thêm: Công tắc điều chỉnh độ sáng đèn LED
5. Cách tính độ sáng, xác định độ sáng của bóng đèn LED
- Độ sáng của đèn LED chủ yếu thể hiện qua mức quang thông. Vậy công thức tính ra sao?
- Để tính được quang thông, ta áp dụng công thức sau:
∅v = dQv : dt
- Trong đó: Qv là tổng lượng ánh sáng của đèn LED.
6. Sử dụng lumens hay watt để đo độ sáng đèn LED
- Lumens là một chỉ số đánh giá, đo lượng ánh sáng của đèn phát ra. Chỉ số lumens càng cao thì bóng sẽ càng sáng.
- Watt là chỉ số đo lượng điện sử dụng, không liên quan gì đến hiệu suất của bóng đèn hay độ sáng của nó
- Khi chọn mua bóng đèn cần quan tâm đến chỉ số lumens ghi trên bao bì sản phẩm để tiết kiệm năng lượng và chi phí.
- Giả sử bạn đang sử dụng một đèn sợi đốt 60W – tương đương 800lm. Nếu bạn muốn chuyển đổi sang đèn LED có cùng một lượng ánh sáng, hãy tìm kiếm một bóng đèn 6-10W.
7. So sánh độ sáng của đèn LED và đèn tuýp
Thông số | Đèn LED | Đèn tuýp |
Quang thông | 650lm – 26000lm | Quang thông của đèn tuýp đạt 100lm/w nên cường độ chiếu sáng vô cùng mạnh mẽ |
Hiệu suất phát quang | Hiệu suất phát quang tỉ lệ thuận với độ sáng của đèn. Hiệu suất càng cao thì đèn càng sáng | Hiệu suất cao nhất chỉ đạt 100lm/w |
Góc chiếu sáng | 3 loại góc chiếu cơ bản:
Đa dạng góc chiếu để tối ưu độ sáng của đèn sao cho phù hợp nhất với không gian sử dụng
| Góc chiếu của đèn tuýp tỏa 360 độ. Điều này thể hiện 20-30% ánh sáng bị lãng phí do chiếu sáng đến những khu vực không cần thiết |
Công suất | 5w – 25w | Đèn có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m… mà công suất khác nhau. |
8. Cách tính lumen của đèn LED
- Cách tính lumen của 1 đèn LED = hiệu suất phát quang x công suất.
- Cách tính lumens cần có cho một không gian nhất định:
- Theo độ rọi tiêu chuẩn quy định thì phòng học yêu cầu độ rọi tối thiểu là 300lx. Mà 1lx = 1lm/1m2. Do đó, 300lx = 300lm/1m2.
- Với diện tích phòng học khoảng 30m2. Ta tính được tổng lumen cần cho phòng học:
- Tổng lumens = Độ rọi tiêu chuẩn tối thiểu x Diện tích = 300lx x 30m2 = 9000lm.
9. Cách so sánh độ sáng của đèn LED
Để so sánh độ sáng của đèn có thể dùng 2 cách:
- Cách 1: Dùng máy đo cảm biến cường đo để ra kết quả và so sánh.
- Cách 2: Có thể dùng mắt thường để phân biệt thông qua màu sắc của đèn.
10 Nên dùng đèn LED bao nhiêu watt?
- Kiểm tra đèn LED bao nhiêu watt là đủ với từng không gian lắp đặt sẽ giúp quyết định điện năng tiêu thụ của thiết bị chiếu sáng.
- Xác định đèn bao nhiêu watt là đủ phụ thuộc vào các yếu tố như: diện tích của khu vực lắp, lumens cụ thể cho từng không gian, số lượng bóng đèn phù hợp.
- Bên cạnh đó, màu tường, nội thất cũng rất quan trọng trong việc xác định chỉ số watt của chiếc đèn LED phù hợp với từng không gian.
#1 Công suất đèn LED cho phòng khách
- Phòng khách tuỳ không gian lớn nhỏ mà cần chọn công suất phù hợp.
- Phòng khách lớn nên lắp đặt đèn LED ấm trần, ốp trần hoặc tuýp có công suất từ 15W đến 20W.
- Phóng khách nhỏ nên chọn đèn LED âm trần công suất từ 7-12W.
#2 Công suất đèn LED chiếu sáng công nghiệp
- Công suất đèn LED chiếu sáng công nghiệp cần lớn và đáp ứng đủ yêu cầu về đô rọi.
- Chính vì vậy công suất thường sử dụng là từ 80W đến 250W là phù hợp nhất.
#3 Công suất đèn chiếu sáng ngoài trời
- Đèn ngoài trời cần đáp ứng đủ về tiêu chuẩn chiếu sáng ngoài trời và phù hợp với từng không gian.
- Những không gian nhỏ như đường thôn xóm, đường nội bộ nên chọn công suất từ 50W đến 120W.
- Những không gian lớn như đường phố lớn, đường cao tốc, quảng trường… nên chọn các mẫu đèn pha LED có công suất đèn từ 100W đến 300W.
#4 Công suất cho các không gian khác
Ngoài các không gian trên thì còn một số những không gian cũng rất phổ biến cần chú ý khi chọn lựa đèn. Cụ thể:
- Khu vực bếp ăn và phòng ngủ cần lượng quang thông từ 300lm – 400lm. Từ đó nên chọn công suất nhỏ.
- Khu vực phòng tắm cần có lượng quang thông từ 500lm – 600lm. Khi mua đèn nên chọn đèn công suất vừa và nhỏ.
- Khu vực phòng đọc sách, thư phòng có quang thông khoảng 400lm. Nên chọn mua đèn công suất nhỏ.
- Khu vực hành lang cần quang thông 400lm; nên chọn đèn công suất nhỏ là phù hợp nhất.
>> Tham khảo thêm: Đèn LED điều chỉnh độ sáng
11. Độ sáng các loại đèn LED phổ biến hiện nay
#1 Độ sáng của đèn LED siêu sáng
Đèn LED siêu sáng có chỉ số ánh sáng rất cao. Cụ thể:
- Hiệu suất chiếu sáng: 130lm/w
- Độ rọi đạt 100lux – 300lux
#2 Ánh sáng đèn LED dây
Thông số ánh sáng của đèn LED dây như sau:
- Hiệu suất chiếu sáng: 130lm/w
- Độ rọi đạt 100lux – 200lux
#3 Thông tin kỹ thuật đèn LED âm trần
Công suất | 1w, 3w, 5w, 7w, 12w, 18w,…. |
Điện áp | 90-295VAC, 50Hz |
Hệ số công suất | 0.95 |
Hiệu suất phát quang | 130lm/w |
Chỉ số hoàn màu | 85Ra |
Màu sắc ánh sáng | Đơn sắc, đổi màu |
Góc chiếu sáng | Góc cố định hoặc xoay góc |
Tiêu chuẩn | IP40 |
Tuổi thọ | 65.000 giờ |
Xem thêm bài viết: TOP 11 cảm biến cường độ ánh sáng thế hệ MỚI, giá RẺ
12. Một số chỉ số khác liên quan đến độ sáng đèn LED
#1 Hệ số dự trữ của đèn LED
- Hệ số dự trữ của đèn LED hay còn gọi là hệ số bù quang thông chính là phần chênh lệch giữa tổng quang thông và quang thông có phản xạ ánh sáng.
- Được ký hiệu là d. Giá trị của hệ số d luôn lớn hơn 1 để tính phần bù quang thông của ánh sáng.
#2 Hệ số suy giảm quang thông
- Mọi thiết bị đèn LED đều bị suy giảm quang thông theo thời gian. Độ suy giảm quang thông là độ suy giảm ánh sáng đối với một sản phẩm.
- Nếu một sản phẩm có độ suy giảm quang thông là L70 thì sau 50.000 giờ, độ sáng của đèn LED sẽ còn lại 70% so với thời gian đầu.
- Ví dụ về đèn pha LED 200W với tuổi thọ 65.000 giờ có quang thông 13000lm. Sau 65.000 giờ chiếu sáng đèn đèn sẽ còn lại 70% là 9100lm để chiếu sáng.
#3 Độ rọi
- Độ rọi là chỉ số thể hiện mật độ quang trên diện tích bề mặt được chiếu sáng, đơn vị của độ rọi là LUX.
- Chỉ số này sẽ giúp thể hiện mức độ ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy mạnh hay yếu.
- Ánh sáng càng mạnh là đèn có độ sáng càng tốt và ngược lại độ rọi thấp là ánh sáng yêu.
- Độ rọi của một số vật sáng như: mặt trăng – 1 lux, ngôi sao – 0,00005 lux, …
#4 Chỉ số hoàn màu CRI
- Chỉ số hoàn màu CRI thể hiện độ trung thực của ánh sáng khi chiếu lên vật thể.
- Đèn có chỉ số hoàn màu càng cao thì độ sáng của đèn càng cao và ngược lại.
- Hiện nay các mẫu đèn LED đều có chỉ số hoàn màu từ 70Ra đến 90Ra.
Những thông tin về độ sáng của đèn LED hy vọng đã giúp người dùng có nhiều kiến thức hiểu biết hơn trong việc lựa chọn các thiết bị chiếu sáng cũng như cách sử dụng và điều chỉnh chúng theo ý muốn.
Bình luận