Để đèn LED được hoạt động một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp và chủ gia đình khi lắp đặt không thể bỏ qua những tiêu chuẩn đèn LED. Trong đó bao gồm rất nhiều tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn TCVN đèn LED, quy chuẩn về đèn led, tiêu chuẩn kỹ thuật của đèn LED, hợp chuẩn quy đèn LED,… Và để giúp mọi người có thể hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn cần thiết nhất; Đèn Pha LED Cao Cấp sẽ chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tiêu chuẩn đèn LED Việt Nam – TCVN đèn LED
Tiêu chuẩn Việt Nam về đèn LED sẽ gồm rất nhiều các loại tiêu chuẩn khác nhau. Trong đó nổi bật có:
#1 Tiêu chuẩn kỹ thuật đèn LED
TCVN 11844:2017
- Tiêu chuẩn kỹ thuật đèn LED này quy định mức hiệu suất năng lượng cho các bóng đèn LED có balát lắp liền; có đầu đèn E27 và B22 và bóng đèn LED hai đầu
- Để đạt được tiêu chuẩn này, bóng đèn phải được đánh giá trên những tiêu chí sau:
- Công suất ban đầu
- Quang thông ban đầu
- Hiệu suất năng lượng
- Chỉ số hoàn màu
- Hệ số duy trì quang thông
- Tuổi thọ đèn
- Ngoài ra những thông số như điện áp hoạt động, độ rọi.. cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đèn.
TCVN10485
- Để đạt được tiêu chuẩn về đèn LED này, mô-đun đèn LED phải đáp ứng được các yêu cầu về tính năng.
- Các môđun LED tích hợp khi phù hợp với tiêu chuẩn này; sẽ khởi động và làm việc ở điện áp từ 92 % đến 106 % điện áp nguồn.
TCVN 10885-2-1:2015
- Các tính năng của đèn điện LED phải đạt được những yêu cầu nhất định để phù hợp với tiêu chuẩn này.
- Tiêu chuẩn này được xây dựng đồng thời với tiêu chuẩn dùng cho môđun LED nên khi thích hợp.
- Sự phù hợp của môđun LED với các quy định của TCVN 10485 (IEC 62717); có thể chấp nhận cho toàn bộ đèn điện.
TCVN 8782:2017 (IEC 62560:2015) về bóng đèn LED có balát lắp liền
- Tiêu chuẩn về đèn LED này quy định các yêu cầu về an toàn và khả năng lắp lẫn, để chứng tỏ sự phù hợp của bóng đèn LED có phương tiện tích hợp để làm việc ổn định.
- Thiết kế, kết cấu của bóng đèn phải đảm bảo việc sử dụng bình thường và không gây ra nguy hiểm cho người hay các vật xung quanh.
Các chỉ tiêu kỹ thuật của đèn LED
- Các chỉ tiêu kỹ thuật của đèn LED là tiêu chuẩn kỹ thuật đèn LED chung về tập chung và linh kiện và thông số của linh kiện tạo nên đèn.
- Trong đó tiêu biểu như hiệu suất chiếu sáng, chỉ số hoàn màu, nhiệt độ màu, độ rọi…
#2 Chứng nhận (hợp chuẩn) hợp quy của đèn LED
ISO 9001:2015
- Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành để quản lý chất lượng các doanh nghiệp.
- Chúng được áp dụng cho các quá trình tạo ra và kiểm soát các sản phẩm dịch vụ của một tổ chức cung cấp và quy định có kiểm soát hệ thống các hoạt động
- ISO 9001:2015 đảm bảo rằng các nhu cầu và mong đợi của khách hàng luôn được đáp ứng.
- ISO 9001:2015 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/09/2015.
QCVN 19:2019/bkhcn
- Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu về an toàn, tương thích điện từ và các yêu cầu về quản lý đối với các sản phẩm chiếu sáng thông dụng sử dụng công nghệ đi-ốt phát sáng – LED
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu kinh doanh sản phẩm chiếu sáng LED phải thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật này.
Chứng chỉ chất lượng
- Chứng chỉ chất lượng là văn bản công nhận sản phẩm được chứng nhận về quy trình kết nối, lắp ráp, hoàn thiện là hoàn toàn hợp lệ.
- Chứng chỉ chất lượng do doanh nghiệp tự xây dựng và trình tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận.
Thông tư 08/2019/tt-bkhcn
- Các sản phẩm đèn LED phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và giới hạn nhiễu điện từ (EMI) quy định.
- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED áp dụng các quy định của QCVN 19:2019/BKHCN
Tiêu chuẩn đèn LED về nhập khẩu đèn LED 2020
- Tất cả các sản phẩm đèn LED nhập khẩu đều phải làm chứng nhận và công bố hợp quy, kiểm tra đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra lưu hành trên thị trường.
- Tất cả các bóng đèn LED đều phải thực hiện và điều chỉnh theo thông tư mới này của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Tất cả các đèn nhập khẩu đều cần đạt các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn kỹ thuật của đèn led, tiêu chuẩn việt nam về đèn led…
#3 Tiêu chuẩn đèn LED trong lắp đặt đèn chiếu sáng
TCVN 4691:1989
- Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử cho các đèn điện chiếu sáng bên trong và bên ngoài công trình có điện áp dưới 400V.
- Với đèn phóng điện trong chất khí được khởi động bằng xung điện áp không quá 5kV cũng áp dụng theo tiêu chuẩn này.
- Đối với đèn pha trên các phương tiện giao thông, đèn chuyên dụng trong các công trình đặc biệt hoặc đèn tín hiệu sẽ không áp dụng tiêu chuẩn này,
TCVN 7722-2-3:2007
- TCVN 7722-2-3:2007 được biên soạn bởi Ban kỹ thuật tiêu chuẩn bởi TCVN/TC/E2 Thiết bị điện dân dụng, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chất lượng đề nghị. và được công bố bởi Bộ Khoa học và Công Nghệ.
- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với:
- Đèn điện chiếu sáng đường phố và các ứng dụng chiếu sáng ngoài trời tại các điểm công cộng khác;
- Chiếu sáng đường hầm;
- Đèn điện liền cột có chiều cao tổng tối thiểu bên trên mặt đất làm chuẩn là 2,5m.
TCVN 7114-1:2008
- TCVN 7114 – 1 : 2008 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 159 “Ecgônômi” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
- Tiêu chuẩn này quy định về việc thiết kế chiếu sáng trong nhà.
TCXDVN 333:2005
- Tiêu chuẩn này áp dụng để tính toán thiết kế, giám sát và nghiệm thu đánh giá chất lượng các công trình xây dựng như:
- Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài
- Các công trình công cộng
- Kỹ thuật hạ tầng đô thị.
#4 Tiêu chuẩn nghiệm thu cột đèn LED chiếu sáng
- Cột đèn LED chiếu sáng sau khi hoàn thiện phải được kiểm tra chất lượng kỹ càng.
- Cột đèn chất lượng cao phải đảm bảo độ chắc chắn, chống chịu tốt với thời tiết. Hạn chế gãy đổ, ảnh hưởng đến an toàn.
- Quy trình nghiệm thu gồm 3 bước: nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử và nghiệm thu chạy thử có tải.
- Tiêu chuẩn của cột đèn chiếu sáng phải đảm bảo theo quy định tại Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 5639:1991.
#5 Bảng tra hệ số sử dụng đèn LED
- Hệ số sử dụng đèn led là đại lượng thể hiện tỉ số giữa quang thông trên bề mặt làm việc (quang thông hữu ích) với quang thông của đèn led (Φd).
Xem thêm bài viết: Cường độ ánh sáng là gì? để cập nhật chi tiết về cường độ ánh sáng đèn.
#6 Tiêu chuẩn của đèn LED về thử nghiệm và đánh giá hiệu suất năng lượng
TCVN 11843:2017 – Bóng đèn LED, đèn điện LED, và module LED – Phương pháp thử;
- Tiêu chuẩn này đưa ra yêu cầu để thực hiện các phép đo trắc quang và màu sắc có thể tái lập trên bóng đèn LED, mođun LED và đèn điện LED (gọi chung là thiết bị LED).
- Tiêu chuẩn này cũng đưa ra khuyến cáo về việc ghi các dữ liệu vào báo cáo.
- Các phép đo trắc quang, đặc tính màu và đặc tính điện của thiết bị LED phải được thực hiện bằng các thiết bị và quy trình trong các điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn xác định đối với hoạt động của DUT.
- Điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn bao gồm các giá trị đặt và khoảng dung sai.
TCVN 11844:2017 – Đèn LED – Hiệu suất năng lượng
- Bóng đèn phải được đánh giá theo các tham số: công suất ban đầu, quang thông ban đầu, hiệu suất năng lượng, chỉ số hoàn màu, hệ số duy trì quang thông, tuổi thọ.
- Đây là 1 tiêu chuẩn kỹ thuật của đèn LED quan trọng và cần được xác định chính xác; nhằm đáp ứng hiệu quả lắp đặt đèn.
- Hiệu suất năng lượng của từng mẫu được tính như sau:
η=Q/P
- Trong đó:
- η hiệu suất năng lượng của bóng đèn
- Q quang thông ban đầu đo được của bóng đèn LED, tính băng lumen (Im)
- P công suất ban đầu đo được, tính bằng oát (W)
- Hiệu suất năng lượng của bóng đèn được lấy bằng giá trị hiệu suất năng lượng trung bình của tất cả các mẫu. Giá trị này được làm tròn về số nguyên.
#7 Quy chuẩn đèn LED qcvn 19:2019/bkhcn
- Quy chuẩn đèn LED qcvn 19:2019/bkhcn là quy chuẩn được bộ khoa học và công nghệ ban hành vào ngày 25/9/2019.
- Quy chuẩn này được ban hành dưới thông tư số 8/2019/TT-BKHCN và Quy chuẩn QCVN 19:2019/BKHCN.
- Nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc giá này về an toàn và tương thích điện tử đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED kèm theo.
#8 Tiêu chuẩn kiểm tra đèn LED
Để kiểm tra đèn thì mọi người cần kiểm tra đầy đủ các tiêu chuẩn trên.
#9 Tiêu chuẩn móng cột đèn chiếu sáng
2. Tiêu chuẩn Quốc Tế đèn LED
#1 Chứng chỉ chất lượng đèn LED CE
- Các mẫu đèn LED được lưu hành trên thị trường bắt buộc phải có chứng chỉ chất lượng đèn LED CE.
- Nhờ đó, chất lượng của đèn luôn được đảm bảo; giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng hơn.
- Hiện nay, các dòng sản phẩm của Đèn Pha LED Cao Cấp như: đèn pha LED 400W, 500W, 1000W… đều đạt tiêu chuẩn này.
Xem thêm bài viết: Độ sáng của đèn LED: 7 thông tin tổng hợp A-Z về độ sáng đèn
#2 Dán nhãn năng lượng đèn LED 2020 (energy star)
- Các sản phẩm đèn LED chiếu sáng bắt buộc phải được gắn nhãn năng lượng theo quy định được ban hành ngày 1/1/2020.
- Lộ trình gắn nhãn năng lượng được quy định theo số: 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017.
#3 Rohs
- Tiêu chuẩn RoHS được đưa ra để bảo vệ con người cùng khỏi trường trước các loại chất độc hại có trong những thiết bị điện tử, điện.
- Đèn LED đạt tiêu chuẩn này được chứng nhận về độ an toàn đối với người sử dụng và đối với môi trường xung quanh.
- Tiêu chuẩn này sẽ giúp người dùng biết được mức độ an toàn khi sử dụng các dòng đèn LED.
#4 WEEE
- WEEE hay chỉ thị WEEE là chỉ thị 2012/19/EU của Châu Âu về các chất thải điện và điện tử.
- Chỉ thị này đã chính thức thành luật ở Châu Âu tháng 2/2003.
- Chỉ thị này đặt ra các luật về mục tiêu thu gom, tái chế và phục hồi cho tất cả các loại hàng điện.
- Chỉ thị này được đặt ra các hạn chế đối với các nhà sản xuất Châu Âu; cũng như những sản phẩm lưu hành trên thị trường này.
3. Một số các tiêu chuẩn khác
- TCXD 16:1986 (TCVN 16)
- TCVN 7722-2-13:2013
- TCXD 104: 1983
- 11 TCN 19: 1984
Bộ tiêu chuẩn đèn LED sẽ giúp bạn chọn được những mẫu đèn có chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn cho hệ thống chiếu sáng chung. Người dùng có thể nắm được những thông tin và giúp cho việc lắp đặt đèn trở nên dễ dàng hơn.
Bình luận